Thời gian làm việc: Từ 8h00 đến 22h00

7 điều “phải biết” về bảo trì, bảo dưỡng thang máy gia đình

1. Lý do nên bảo dưỡng thang máy gia đình thường xuyên

Thang máy gia đình là thiết bị sử dụng mỗi ngày, thậm chí với cường độ cao dẫn tới một điều không thể tránh khỏi là sự hao mòn của các linh kiện. Việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy đúng thời gian sẽ giúp:

  • Giúp thang máy hoạt động ổn định, bền bỉ theo thời gian: Trong quá trình vận hành thang máy, sẽ có những hư hại mà nếu không có chuyên môn, bạn sẽ không thấy được. Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng sẽ giúp các nhân viên kỹ thuật kịp thời phát hiện ra những lỗi đó để sửa chữa cũng như ngăn chặn các sự cố ngoài ý muốn có thể xảy ra.
  • An toàn cho người sử dụng: Một chiếc thang máy không có lỗi kỹ thuật, các chức năng, nút bấm đều trơn tru sẽ không gây ra những sự cố đáng tiếc nào với người sử dụng.
  • Tối thiểu hoá chi phí thay thế thiết bị, linh kiện: Tuổi thọ của những linh kiện, thiết bị điện tử của từng bộ phận sẽ được kéo dài hơn nếu như thang máy được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. Hoặc không, bạn sẽ phải chi trả một khoản phí tương đối lớn cho việc thay thế những linh kiện, thiết bị hỏng. Đặc biệt với thang máy nhập khẩu nguyên chiếc, không những chi phí thay thế rất cao mà bạn cần phải chờ linh kiện được nhập về từ nước ngoài.

2. Quy định về thời gian bảo dưỡng thang máy gia đình

Với mỗi loại thang máy khác nhau sẽ có tuổi thọ khác nhau, ngoài ra tần suất sử dụng của thang máy cũng là yếu tố quyết định đến thời gian thang máy cần được bảo trì bảo dưỡng.

Thông thường, thời gian bảo dưỡng thang máy gia đình được quy định như sau:

  • Thang mới lắp đặt: Tần suất bảo trì là 1 lần/tháng nhằm đảm bảo thang máy vận hành tốt và kịp thời phát hiện những lỗi kỹ thuật khi lắp đặt thang.
  • Thang sử dụng sau 1 năm: Tần suất bảo trì là 1-2 lần/tháng đối với thang máy liên doanh, còn với dòng thang máy nhập khẩu sẽ là 2-4 lần/ năm, để đảm bảo thang máy vẫn vận hành êm ái, ổn định và sớm phát hiện cũng như sửa chữa những hỏng hóc có thể có. Thang càng sử dụng lâu càng cần bảo dưỡng thường xuyên và với tần suất cao hơn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

3. Dấu hiệu thang máy cần bảo dưỡng

Bất cứ dấu hiệu bất thường nào của thang máy khiến cho quá trình bị ảnh hưởng, ví dụ như:

  • Thang chạy có âm thanh ồn, quá trình khởi động và dừng thang không được êm ái
  • Thang chạy chậm, thời gian chờ thang kéo dài lâu hơn bình thường
  • Hệ thống cáp hoạt động kém: với dòng thang dùng công nghệ chuyển động bằng cáp kéo, đây là bộ phận thường xuyên được bảo trì, bảo dưỡng nhiều nhất, thường xuyên được tra dầu mỡ để cáp kéo có đủ độ trơn khi vận hành
  • Một số dấu hiệu khác: Thang đột ngột dừng khi không có dấu hiệu nào bất thường như mất điện, cửa thang thường bị kẹt…

Một lỗi chi tiết nhỏ trong thang máy cũng khiến cho thang hoạt động không mượt mà, thậm chí tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm tới sự an toàn của gia đình. Do vậy, nếu nhận thấy dấu hiệu nào bất thường của thang, bạn hãy nhanh chóng báo cho nhân viên bảo trì bảo dưỡng thang máy để được kiểm tra sớm nhất nhé.

4. Quy trình bảo trì, bảo dưỡng thang máy gia đình

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng thang máy gia đình được thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Ghi chép lại tình trạng kỹ thuật của thang do chủ nhà cung cấp
  • Bước 2: Vào cabin đi thử thang máy lên, xuống, dừng tại các tầng để đánh giá tình trạng
  • Bước 3: Kiểm tra và làm vệ sinh buồng thang máy (vách buồng máy, thang dẫn hướng, trục vít, đế buồng máy…)
  • Bước 4: Kiểm tra giếng thang và phía trên cabin
  • Bước 5: Kiểm tra đáy giếng thang và phía dưới cabin
  • Bước 6: Kiểm tra và bảo dưỡng trong cabin
  • Bước 7: Kiểm tra và bảo dưỡng bên ngoài thang máy
  • Bước 8: Hoàn thành quá trình bảo dưỡng và đánh giá tình trạng

Trong quá trình bảo trì bảo dưỡng thang máy, nếu như cần thay thế những linh kiện, bộ phận nào, nhân viên kỹ thuật sẽ ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng kỹ thuật để chủ nhà xác nhận. Ngoài ra, mọi dự đoán chưa được kiểm chứng cũng được ghi rõ trong báo cáo để xác minh vào lần bảo dưỡng sau.

5. Các hạng mục bảo trì thang máy gia đình

Thang máy sẽ được kiểm tra 7 hạng mục sau trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng:

1 – Chức năng vận hàng của hệ thống điều khiển thang máy trong phòng máy: Các bộ phận cần kiểm tra là: bộ cứu hộ, cáp thép, puly, bộ hạn chế tốc độ, rơ le…

2 – Động cơ: Đây là bộ phận tối quan trọng của thang máy, chịu sức tải của toàn bộ cabin nên phải luôn trong tình trạng hoạt động ổn định, trơn tru. Nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra: chất lượng, mức dầu trong động cơ, hệ thống phanh, lực tải…

3 – Hệ thống ray dẫn hướng: Kiểm tra các điểm nối ray, các mối liên kết ray với các bộ phận khác

4 – Hệ thống liên kết cabin: Các chi tiết cần kiểm tra: đầu cáp treo, đầu cáp đối trọng, ecu khoá cáp, quạt thông gió, độ căng, guốc trượt…

5 – Hệ thống chiếu sáng, hệ thống liên lạc an toàn ở cabin: Hệ thống đèn, chuông cứu hộ, intercom, rãnh dẫn hướng…sẽ được kiểm tra

6 – Hệ thống cửa tầng: Bảng điều khiển, khe hở, khoá cửa tầng là những bộ phận cần được kiểm tra để đảm bảo không có lỗi kỹ thuật nào

7 – Quá trình hoạt động, vận hành của thang máy: Kiểm tra chất lượng vận hàng của hệ thống thang, hệ thống cứu hộ, tốc độ dừng-chạy của thang máy. 

Bình luận của bạn
hotline 0962427999 hotline 0962427999